Ba giai đoạn của cuộc đời trong Nhân số học (numerology)

Ba giai đoạn của cuộc đời trong nhân số học được biết đến như giai đoạn niên thiếu, giai đoạn trưởng thành và giai đoạn viên mãn. Và miễn là không có nghiệp quả nghiêm trọng hay tác động nào từ môi trường, cuộc sống của chúng ta sẽ tuần tự có đủ ba giai đoạn này.

Ba giai đoạn của cuộc đời trong Nhân số học (numerology)

BA GIAI ĐOẠN CỦA CUỘC ĐỜI

Để lên hành trình khám phá vùng đất mới, chúng ta chính là thứ mà chúng ta gọi là cuộc sống. Vậy thì tấm bản đồ của chúng ta đâu? Chẳng lẽ Đấng Tạo hóa, thiên tài đã thiết kế cả “ván cờ cuộc đời” này lại bỏ mặc nhu cầu lớn nhất của chúng ta sao? Chắc chắn là không thể nào! Mặc dù không ai có thể biết chắc chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai, nhưng việc có một "tấm bản đồ" giúp chúng ta hình dung chặng đường phía trước sẽ hỗ trợ chúng ta về đích an toàn hơn, miễn là “chiếc xe” - tức Cơ thể chúng ta - vẫn có đủ khả năng đưa chúng ta đến đó. “Bản đồ” hành trình này được chia thành ba phần nối tiếp nhau.

Nó bắt đầu từ lúc chúng ta chào đời và dựa vào nền tảng chắc chắn duy nhất của cuộc đời chúng ta, đó là ngày sinh, ngày chúng ta bắt đầu hành trình của mình. Tuy nhiên, không giống những tấm bản đồ khác, bản đồ cuộc đời này có một đặc điểm độc đáo là không có trang cuối Cùng. Nó không ngừng mở rộng miễn là chúng ta sẵn sàng để liên tục tiến lên.

Ba phần này được biết đến như giai đoạn niên thiếu, giai đoạn trưởng thành và giai đoạn viên mãn. Và miễn là không có nghiệp quả nghiêm trọng hay tác động nào từ môi trường, cuộc sống của chúng ta sẽ tuần tự có đủ ba giai đoạn này.

GIAI ĐOẠN 1: THỜI NIÊN THIẾU

Thời niên thiếu ở đây không phải là tuổi dậy thì. “Thời niên thiếu” theo Nhân số học Pythagoras kéo dài từ lúc chúng ta sinh ra và thể hiện qua những biến đổi của cơ thể để đạt đến sự trưởng thành về mặt thể chất. Tại một độ tuổi đã định trước và độ tuổi này có khác biệt giữa người này với người kia, chứ không đồng nhất như trong quan điểm sinh học, giai đoạn này sẽ nhường đường cho giai đoạn trưởng thành thứ hai.

Giai đoạn niên thiếu này chứng kiến sự phát triển của cơ thể, với điều kiện nghiệp quả và yếu tố môi trường không tạo ra sự thay đổi chí tử nào. Điều này có lẽ khá lạ với nhiều bạn đọc, nhưng Thầy David cho rằng đối với sinh viên chuyên ngành siêu hình học, thì việc một số yếu tố bên ngoài có thể khiến một số cuộc đời phải chấm dứt sớm trước khi đạt tới giai đoạn trưởng thành không phải là bí mật gì cả. Vì họ tin rằng nếu đây là một phần kế hoạch của tạo hóa, thì mục đích của những người đó khi đến với cuộc đời này khá đơn giản và đã được hoàn thành. May thay, những số phận đặc thù như vậy là rất ít.

Hiện tại, khi tuổi thọ trung bình của con người càng ngày càng tăng lên, gần đến mức cao nhất trong lịch sử, chúng ta có thể thoải mái hơn trong việc trông chờ hành trình phát triển của mình cho tới tận giai đoạn thứ ba. Trong suốt thời kỳ niên thiếu này, cuộc sống con người chủ yếu gắn liền với những trải nghiệm về thể chất. Mặc dù các chu kỳ tiến hóa cá nhân cũng có ghi nhận sự phát triển về trí não hoặc tinh thần trong một số năm nhất định, nhưng trọng tâm phát triển ở thời kỳ này vẫn là phần thể chất.

Thông qua năm giác quan của cơ thể, các thanh thiếu niên bắt đầu bắt nhịp với cuộc sống, được trui rèn tính kỷ luật, nhận diện các mối quan hệ khác nhau, biết tôn trọng cha mẹ và môi trường sống, tham gia quá trình học tập ở trường và có được ý thức thấu hiểu bản thân. Trong suốt những năm đi học, những người trẻ tuổi tập trung nhiều vào những khía cạnh vật chất của cuộc sống.

Cơ thể của mình và cơ thể của những người khác. Sự phát triển thể chất trong những năm sau của giai đoạn thiếu niên sẽ chậm dần và được nối tiếp bởi sự tăng cường những hoạt động trí não và cảm xúc. Đây là giai đoạn có nhiều niềm vui cũng như sự tổn thương, nhưng nó đưa con người tới ngưỡng trưởng thành thật sự, khi sân chơi thể chất không còn là tâm điểm thu hút duy nhất nữa.

GIAI ĐOẠN 2 : 27 NĂM TRƯỞNG THÀNH

Khi con người bắt đầu học cách làm chủ cảm xúc tốt hơn, và trí não của họ bắt đầu mở rộng khả năng nhận thức một cách đáng kể, họ đang chuyển dần từ thời niên thiếu sang giai đoạn trưởng thành, tức là chuyển từ Giai đoạn 1 sang giai đoạn 2. Sự dịch chuyển này xuất hiện ở những độ tuổi khác nhau, tùy theo từng người, nhưng điểm chung là nó sẽ rơi vào năm họ chạm tới đỉnh cao đầu tiên của đời người - đỉnh Kim tự tháp đầu tiên (chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn ở những bài sau).

Về mặt thời gian, giai đoạn trưởng thành qua lăng kính Nhân số học chỉ xuất hiện sớm nhất ở tuổi 25 đối với những người có Con số chủ đạo 11, và muộn nhất là độ tuổi 34 đối với những người Có Con số chủ đạo 2. Một điều quan trọng là ai sớm bước vào giai đoạn trưởng thành thì sẽ sớm chuyển sang giai đoạn viên mãn. Và ngược lại, sự trưởng thành muộn sẽ khiến giai đoạn viên mãn đến muộn hơn. Bởi vì theo Nhân số học Pythagoras, giai đoạn trưởng thành này luôn kéo dài 27 năm.

Nếu chia theo chu kỳ 9 năm của cá nhân, thì tổng công chúng ta sẽ trải qua ba chu kỳ 9 năm của giai đoạn trưởng thành. Hoạt động trí não là trọng tâm của giai đoạn trưởng thành, nên sự phát triển của giai đoạn này chủ yếu hướng đến việc học kiểm soát cảm xúc, thấu hiểu cuộc sống, đạt được sự an toàn về tài chính và xây dựng mái ấm gia đình. Những ảnh hưởng mang tính chu kỳ của nhiều hoạt động thể chất và tinh thần khác nhau sẽ tiếp tục xuất hiện trong giai đoạn này, với phần thể chất từ từ mất đi thế thượng phong trong khi phần tinh thần ngày càng trở nên mạnh mẽ. Hành trình phát triển sự nghiệp và tạo dựng sự độc lập tài chính cũng dễ thành công trong giai đoạn này hơn bất kỳ giai đoạn nào khác, vì chúng ta sẽ gặp vô vàn cơ hội khi đi qua những vòng thay đổi 9 năm của các Kim tự tháp.

Giai đoạn trưởng thành cũng là chặng đường thiết yếu trong hành trình khám phá con người bên trong cái tôi chân thật ở bên trong mỗi người chúng ta. Bởi vì mức độ thành công của 27 năm ổn định này sẽ là tiền đề cho chúng ta phát triển giai đoạn thứ ba của cuộc đời, những năm viên mãn.

GIAI ĐOẠN 3: VIÊN MÃN

Từ năm chúng ta chạm đến đỉnh cao thứ tự của chuỗi Kim tự tháp, trọng tâm phát triển của chúng ta bắt đầu chuyển sang phần tinh thần và tâm linh. Từ sự độc lập về tài chính, chúng ta tiến đến phát triển sự độc lập về tinh thần và có được trí tuệ sâu sắc hơn nhiều so với những gì chúng ta đã biết trước đây. Bất kỳ sự thay đổi nào về mặt tài chính hay sự nghiệp đều nên được thực hiện trong giai đoạn Trưởng thành, vì khi đã bước vào giai đoạn Viên mãn thì sẽ hiếm Có những thay đổi mang tính đột phá.

Chúng ta luôn có thể vận dụng sự khôn ngoan để điều chỉnh lối sống của mình, nhưng nếu giai đoạn thứ ba này xuất hiện một khả năng thay đổi to lớn nào đó thì chúng ta nên hết sức cẩn thận với nó. Quá trình khám phá nội tâm sẽ có một tầng ý nghĩa sâu sắc mới khi chúng ta bước vào thế giới đáng kinh ngạc của nhận thức tâm linh, nơi vẫn luôn chờ đợi những con người trưởng thành. Trực giác, lòng trắc ẩn, sự biểu đạt cảm xúc, sự khôn ngoan và bước tiến đến gần hơn với Đấng Tạo hóa sẽ gia tăng và không bao giờ có giới hạn, miễn là chúng ta Còn tiếp tục tìm kiếm sự phát triển.

Và đây chính là điểm mấu chốt! Thầy David cho rằng hầu như mọi người đều được “lập trình” trong vô thức về cái chết: họ tin mình chết trước khi chạm đến độ tuổi có ba chữ số. Rất ít người ở độ tuổi trung niên hoặc trẻ hơn tin rằng mình có thể sống hơn 100 tuổi. Số người lớn tuổi được chuẩn bị tinh thần để sống tới tuổi đó càng ít hơn. Chúng ta ở mãi trong giai đoạn viên mãn cho đến khi rời khỏi thân xác của mình, chiếc áo tạm ” của Vòng đời này.

Giai đoạn viên mãn chắc chắn là giai đoạn mà chúng ta hài lòng nhất trong toàn bộ cuộc đời của mình. Sau khi trưởng thành, học hỏi, khám phá và phát triển trong hơn nửa thế kỷ, chúng ta chắc chắn xứng đáng hưởng một cuộc sống bình yên với con người bên trong của mình. Và phần hấp dẫn nhất của tất cả những điều này chính là chúng ta thật sự có quyền chọn lựa. Đây là sự độc lập đích thực của chúng ta, sự khám phá tận cùng nội tâm của mỗi người.

Tài liệu mình tham khảo để tổng hợp là từ các kênh chính thống của cô Quỳnh Hương.

  • The Complete Book of Numerology – Cuốn sách Toàn diện về Thần số học, TS. David A. Phillips, NXB. Hay House, 1992
  • Lược trích, dịch và giới thiệu: Lê Đỗ Quỳnh Hương
  • Thứ năm 03/06/2021
  • 13820
Tra cứu