CẨM NANG PHÒNG CHỐNG COVID-19
Mục đích: Tránh bị virus Covid-19 xâm nhập. Nước muối sẽ làm sạch niêm mạc mũi, họng. Dầu mè hay dầu olive sẽ tạo một lớp màng bảo vệ tế bào khỏi sự xâm nhập của virus.
(Updated 09/08/2021)
KHUYẾN CÁO:
- Mọi xử trí y khoa tốt nhất nên có sự thăm khám và chỉ định của Bác sĩ. Tài liệu này chỉ dùng cho những trường hợp không có được sự trợ giúp nào của y tế trong trường hợp khẩn cấp.
- Tất cả các loại thuốc men hay can thiệp y khoa nào cũng đều có tác dụng phụ và chống chỉ định, do đó cần đọc tài liệu hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc trước khi dùng. Tài liệu luôn luôn có sẵn trên mạng internet.
GIAI ĐOẠN 0: chưa nhiễm
- Phòng ngừa nhiễm bằng cách rửa mũi, khò họng bằng nước muối 0,9%, ngày 3 lần.
- Mang khẩu trang.
- Tránh đến gần nhau dù lạ hay quen.
- Luôn luôn bật quạt máy.
- Không vào nơi kín cửa.
Mục đích: Tránh bị virus xâm nhập. Nước muối sẽ làm sạch niêm mạc mũi, họng. Dầu mè hay dầu olive sẽ tạo một lớp màng bảo vệ tế bào khỏi sự xâm nhập của virus.
GIAI ĐOẠN 1: Mới nhiễm, chưa triệu chứng.
- Tích cực khò nước muối PHA MẶN. Rửa mũi bằng nước muối PHA MẶN. Ngày 3 lần. Thời gian áp dụng không quá 5-7 ngày.
- Xông bằng nồi lá xông sả, gừng, tinh dầu... trùm mền hít hơi nóng vào đường phổi ngày 1 lần.
Mục đích: Nước muối pha mặn giúp ức chế tế bào, hạn chế sự sinh sản của virus. Xông tinh dầu giúp làm sạch đường thở, nhiệt độ nóng của hơi nước làm giảm hoạt động của virus.
- Cách pha nước muối: Dùng 1 ly nước ấm cỡ ly uống bia 250ml, bỏ vào 1 muỗng (thìa) cà phê vung muối ăn, khuấy cho tan hết muối.
Sau 10 ngày không thấy có triệu chứng gì xem như thoát nạn. Cần xét nghiệm lại để kiểm tra sau 14 và 21 ngày.
GIAI ĐOẠN 2: bắt đầu có triệu chứng sốt, ho, nhức đầu, tiêu chảy, mất mùi, mất vị giác, đau cơ...
- Sốt nhẹ: Uống Paracetamol 500mg khi sốt, đau mình hay nhức đầu. Có thể dùng các thuốc hạ sốt khác như Ibuprophen hoặc Aspirin.
- Sốt nặng, không hạ nhiệt được bằng thuốc: phun sương rượu trắng hoặc cồn lên ngực, lưng để hạ nhiệt. (Không áp dụng cho trẻ em).
- Ho: uống các loại thuốc ức chế ho như Terpin, Theralene, Sapphire khi ho nhiều, liều dùng tùy thuốc, tham khảo Google.
- Tiêu chảy: uống Diosmectite (Smecta hoặc các thuốc cùng dạng) 1-2 lần x 1 gói và bù nước bằng gói Oresol.
- Prednisone 5mg, ngày 3 lần x 1 viên. (Không uống quá 5 ngày).
>>> Update: Bác sĩ trực tiếp điều trị khuyên nên dùng luôn MethylPrednisolone 16mg để đủ liều ức chế miễn dịch ngay từ đầu. Updated 05/08/2021<<<
Mục đích: Chống phản ứng viêm, giảm triệu chứng. Thuốc Paracetamol 500mg có nhiều tên thương hiệu khác nhau, tất cả đều dùng được.
Sau 14 ngày xét nghiệm lại, nếu âm tính là thoát nạn.
GIAI ĐOẠN 3: tức ngực, khó thở
- Gọi y tế đến cấp cứu.
Nếu không gọi được, không có nguồn giúp đỡ y tế nào thì tự xử lý:
- Uống Methylprednisolone (Medrol 16mg), ngày 1-2 lần, tốt nhất uống vào lúc 8 giờ sáng, tuy nhiên có thể uống bất cứ lúc nào khi phát hiện triệu chứng tức ngực, khó thở. (Không uống quá 5 ngày), gọi bác sĩ để được hướng dẫn giảm liều.
- Uống Aspirin 81mg ngày 1-2 lần sau ăn để chống đông máu. Uống nhiều gây loét dạ đày. Thuốc Aspirin có nhiều tác dụng: kháng viêm, giảm đau, hạ sốt và chống kết tập tiểu cầu. Trước đây được xem như thần dược, tuy nhiên có tác dụng phụ gây xuất huyết dạ dày nên ngày nay hạn chế sử dụng.
- Nằm úp, kê gối dưới bụng.
- Thở oxy và theo dõi SpO2, trên 90% là an toàn.
Mục đích: tự cứu trước khi được y tế cứu giúp.
Lưu ý: Giai đoạn 2 và 3 có sử dụng thuốc, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu bệnh nhân có một trong những bệnh thuộc vùng CHỐNG CHỈ ĐỊNH thì phải gọi điện thoại tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Ghi chú thêm: (Updated 10/08/2021)
- Không cần dùng đến các loại kháng sinh như Augmentin.
- Không cần dùng đến các loại thuốc chống dị ứng.
- Không dần dùng thuốc chống đông máu Xelostad, thuốc này chỉ dùng trong bệnh viện, khi có biến chứng nặng.
- Thuốc Paracetamol uống nhiều có thể gây viêm gan do thuốc, chỉ uống khi có sốt, đau mình, nhức đầu.
Bs PHAN XUÂN TRUNG
-------------
Ngày 15 tháng Ba năm 2021
Sử dụng aspirin để phòng ngừa ban đầu đối với bệnh tim mạch góp phần làm giảm tỷ lệ mắc mới của số ca nhiễm COVID-19
Một nghiên cứu quan sát hồi cứu đã phân tích dữ liệu của 10.000 người Israel đã được xét nghiệm về COVID-19 trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng Hai đến ngày 30 tháng Sáu năm 2020 và so sánh những người thường xuyên dùng aspirin liều thấp để ngăn ngừa các bệnh tim mạch với những người không sử dụng. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những bệnh nhân dùng aspirin liều thấp có khả năng nhiễm vi-rút này thấp hơn 29%.
Các nhà nghiên cứu cũng quan sát thấy rằng những bệnh nhân dùng aspirin và nhiễm COVID-19 đã hồi phục nhanh hơn trung bình từ 2 đến 3 ngày và thời gian để có kết quả xét nghiệm âm tính với vi-rút sau khi đã xét nghiệm dương tính ngắn hơn đáng kể.
Nghiên cứu được thiết kế và phân tích nhằm làm giảm khả năng xảy ra các biến số gây nhiễu bằng cách loại trừ những người đang dùng aspirin để điều trị bệnh tim mạch và có thể không hoạt động xã hội nhiều và do đó ít có khả năng tiếp xúc với những người dương tính với COVID-19. Giáo sư Eli Magen từ Barzilai Medical Center, người dẫn dắt nghiên cứu, cho biết trong một thông cáo báo chí: "Quan sát tác dụng có thể có lợi của aspirin liều thấp đối với nhiễm COVID-19 mới chỉ là kết quả sơ bộ nhưng có vẻ rất hứa hẹn”. Người ta đã chứng minh rằng aspirin có thể điều chỉnh đáp ứng miễn dịch bẩm sinh và đáp ứng miễn dịch thích ứng để giúp hệ miễn dịch chống lại một số bệnh nhiễm trùng do vi-rút. Các nhà nghiên cứu đã lưu ý đến khía cạnh này khi chọn thực hiện nghiên cứu.
Nguồn: https://febs.onlinelibrary.wiley.com/.../10.1111/febs.15784
- Thứ tư 11/08/2021
- 1034
Bài chung chuyên mục
- Bộ GD-ĐT lên tiếng về lịch tựu trường của học sinh khi dịch bệnh vẫn còn căng thẳng (09/08/2021)
- Suy ngẫm về cuộc sống (10/08/2021)
- Nước muối 1,5% có hiệu quả cao trong phòng chống dịch Covid-19 (12/08/2021)
- TỦ THUỐC GIA ĐÌNH MÙA COVID-19 (12/08/2021)
- LÀM GÌ NẾU BẠN LÀ F0/F1 COVID ĐƯỢC CÁCH LY TẠI NHÀ? (12/08/2021)
- Quy luật nhân quả trong cuộc sống thường ngày (14/08/2021)
- Những bộ phim về tâm linh, vũ trụ, các nền văn minh đã mất nên xem (14/08/2021)